Đầu tư 7200 tỷ đồng xây cầu nối TP. Hồ Chí Minh - Đồng Nai đi Bà Rịa Vũng Tàu

Cầu sau khi hoàn thành sẽ giúp kết nối giao thông và rút ngắn khoảng cách từ Tp. HCM - Đồng Nai đi Bà Rịa Vũng Tàu và ngược lại.


Đồng Nai và TP.HCM đã có cuộc họp bàn việc thực hiện xây cầu Cát Lái, nối huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai với Quận 2. Dự kiến công trình có thể khởi công từ năm 2020.

TP.HCM thống nhất với đề nghị giao UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng dự án cầu thay phà Cát Lái. Phía tỉnh Đồng Nai báo cáo Thủ tướng và sớm triển khai thực hiện, hoàn thiện kết nối giao thông theo quy hoạch.

Cầu Cát Lái nối Quận 2 (TP.HCM) với huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) sẽ được xây dựng thay thế phà Cát Lái hiện tại. Cầu Cát Lái có thiết kế dạng dây văng với chiều dài khoảng 4 km, mặt cắt ngang 60 mét. Sau khi hoàn thành sẽ có 4 làn xe cơ giới và 2 làn hỗn hợp. Tổng kinh phí đầu tư tạm tính hơn 5.700 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay và lợi nhuận đầu tư). Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khoảng 1.225 tỷ đồng.

Theo thiết kế, điểm đầu của cầu Cát Lái kết nối với nút giao thông Mỹ Thủy (Quận 2, TP.HCM) và điểm cuối của cầu sẽ cách bến phà hiện hữu khoảng 1,2 km thuộc khu vực xã Phú Hữu, đô thị Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai). Về hướng tuyến, công trình chạy dọc theo đường Nguyễn Thị Định đến khoảng đầu đường nội bộ số 21 rẽ phải vượt sông Đồng Nai, hướng về đường Lý Thái Tổ - thuộc khu đô thị Nhơn Trạch, sau đó rẽ trái kết nối với đường Lý Thái Tổ.

Được biết, trước đó, tháng 5/2017, sau khi được Thủ tướng đồng ý về chủ trương, TP.HCM khẩn trương bắt tay nghiên cứu thực hiện dự án xây cầu Cát Lái, đồng thời triển khai nhiều công trình cải tạo, nâng cấp đường, xây dựng nút giao Mỹ Thủy…, để giảm tải tình trạng ùn tắc, tai nạn quanh khu vực này. Tuy nhiên, do tốc độ phát triển đô thị, nhu cầu đi lại tăng nhanh, dẫn đến áp lực giao thông trên các tuyến đường xung quanh cảng Cát Lái ngày càng lớn.




Phà Cát Lái kết nối giao thông giữa TP.HCM với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ảnh Propertyxland )

Theo Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 - Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, lưu lượng xe ra vào cảng Cát Lái trung bình vào khoảng 16.000 lượt xe/ngày đêm, cao điểm lên tới 19.000 lượt, vượt gần gấp đôi năng lực của các tuyến đường xung quanh. Căng thẳng nhất xảy ra trên đường Nguyễn Thị Định, khi toàn bộ lượng xe ra vào khu cảng nêu trên cùng phà Cát Lái đều phải qua tuyến đường này.


Tại khu vực Cát Lái hiện có cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, nối TP.HCM với Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu…,tuy nhiên tuyến cao tốc này đang chịu áp lực giao thông rất lớn và lại chỉ dành cho ô tô lưu thông. Vì vậy, nhu cầu đi lại, kết nối giữa Quận 2, TP.HCM với Đồng Nai cùng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phụ thuộc nhiều vào phà Cát Lái.
Do đó, việc cây cầu Cát Lái trong tương lai sẽ là sự kết nối về giao thông giữa TP.HCM với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, giúp đường từ Sài Gòn về Vũng Tàu giảm được hơn chục cây số mà không phải mất thời gian chờ phà như trước đây.

Cầu nối Bà Rịa - Vũng Tàu với Đồng Nai đầu tư hơn 4800 tỷ đồng khởi công tháng 9

Chiều 6/7, ông Nguyễn Văn Trình, Giám đốc Ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải, cho biết dự án đã hoàn tất việc lựa chọn nhà thầu, khảo sát lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công, sẽ khởi công trước ở phía bờ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, sang quý 4 năm nay sẽ xây nhịp cầu chính.


Phối cảnh cầu Phước An. Đồ họa: Ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải cung cấp. ( Ảnh Propertyxland )

Dự án có tổng chiều dài hơn 4,3 km, trong đó cầu bắc qua sông Thị Vải dài 3,5 km, với 6 làn xe và các đường dẫn, đường kết nối xuống cảng Phước An. Kinh phí xây cầu từ vốn ngân sách tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2.879 tỷ đồng và Trung ương hỗ trợ khoảng 2.000 tỷ đồng đã được Thủ tướng phê duyệt phân bổ vốn.

Để thực hiện dự án, hơn 13 ha đất sẽ được thu hồi, nằm ở phường Mỹ Xuân (thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu) và xã Phước An (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai). Tổng mức bồi thường, hỗ trợ dự kiến hơn 64 tỷ đồng. Hiện, chủ đầu tư tiến hành rà phá bom mìn, kiểm kê và đang chờ khung chính sách để áp giá đền bù; đồng thời hoàn tất thủ tục chuyển đổi đất rừng.

Cầu Phước An khi xây xong sẽ kết nối cụm cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải với Đồng Nai và các cao tốc Bến Lức - Long Thành, TP HCM- Long Thành - Dầu Giây, giúp vận chuyển hàng hóa từ Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh lân cận đến cảng được thuận lợi, đồng thời giảm tải cho quốc lộ 51.


Vị trí dự kiến xây cầu Phước An. Ảnh: Google Maps

Sông Thị Vải dài 76 km, là ranh giới tự nhiên giữa Đồng Nai, TP HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đoạn hạ lưu của sông hợp với sông Gò Gia đổ ra biển gọi là sông Cái Mép, hình thành cụm cảng biển nước sâu.

Trích nguồn :

Đăng nhận xét

0 Nhận xét