Khánh Hoà: Sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của cả nước

(Khánh Hoà) Tỉnh Khánh Hòa thông qua Nghị quyết về Chương trình phát triển đô thị Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu của Chương trình là tập trung nguồn lực đầu tư phát triển đô thị toàn tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025.


Ảnh minh hoạ cung đường biển Trần Phú nối dài

Mục Tiêu Đến Năm 2030 Khánh Hòa Là Thành Phố Trực Thuộc Trung Ương

Theo Nghị quyết 42/NQ-CP (Chính phủ ban hành ngày 21/3), đến năm 2030, Khánh Hòa sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế biển, là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế; là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế...

Theo Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/01/2022 của Bộ Chính Trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: đã đặt mục tiêu đến năm 2030.

Thành Phố Nha Trang sẽ trở thành đô thị hạt nhân

Mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế biển, là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế; là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; là một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao; là nơi nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc...

 Tầm nhìn đến năm 2045, Khánh Hòa là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc, ngang tầm khu vực Châu Á; là thành phố đáng sống, và là một trong những địa phương đi đầu trong bảo vệ môi trường…

Đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người của Khánh Hoà đạt 104 triệu đồng/người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 65%; Con số này đến 2030 lần lượt là 189 triệu đồng và 70%.

Để đạt được các mục tiêu trên, Chính phủ giao các Bộ ngành liên quan và UBND tỉnh Khánh Hoà chú trọng Lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm hiệu quả, phù hợp, thống nhất với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch không gian biển quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung;

Lập mới và điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị phù hợp với Nghị quyết số 09-NQ/TW nhằm điều chỉnh không gian đô thị hợp lý, gắn với phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, miền, địa phương.

Trong đó, thành phố Nha Trang là đô thị hạt nhân; thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch - logistics; huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế; huyện Vạn Ninh trở thành đô thị du lịch biển cao cấp; thị xã Ninh Hòa là đô thị công nghiệp, huyện Diên Khánh là đô thị sinh thái, văn hóa truyền thống; huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh là các tiểu đô thị sinh thái núi rừng; huyện Trường Sa là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Đồng thời Phát triển các vùng kinh tế - xã hội trong tỉnh theo hướng tập trung, gồm: Phát triển đột phá 3 vùng trọng điểm là khu vực vịnh Vân Phong, thành phố Nha Trang, khu vực vịnh Cam Ranh; Phát triển nhanh và bền vững vùng đồng bằng, có vai trò hỗ trợ các vùng trọng điểm; Phát triển nhanh và bền vững vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gắn với phát huy bản sắc văn hóa, giá trị tài nguyên bản địa, có vai trò bảo đảm an ninh môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, đại đoàn kết các dân tộc.

Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế về biển, là đô thị thông minh, bền vừng, bản sắc và kết nối quốc tế; là trung tâm dịch vụ, du lịch biến quốc tế; là một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ.

Đô thị mới Cam Lâm được nghiên cứu phát triển trên phạm vi toàn huyện Cam Lâm, liền kề thành phố Cam Ranh về phía Nam, cách thành phố Nha Trang khoảng 15km về phía Nam. Cách khu kinh tế Vân Phong 90km về phía Bắc. Đây là một trong những khu vực có vị trí thuận lợi về giao thông, địa hình bằng phẳng, có vị trí hướng ra biển Đông đối với hành lang kinh tế Bắc-Nam và Đông-Tây.


Cam Lâm trong bối cảnh Khánh Hòa là thành phố trực thuộc trung ương

Lộ Trình Đô Thị Hóa Tại Khánh Hòa

Trong đó, TP. Nha Trang là hạt nhân phát triển; xây dựng một đô thị văn minh, hiện đại, có chất lượng môi trường sống tốt và là trung tâm du lịch tầm quốc tế; tỷ lệ lấp đầy cao tại các khu đô thị mới; áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong quản lý đô thị.

Lộ trình đã thực hiện đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 60%; TP. Nha Trang là đô thị loại I; TP. Cam Ranh là đô thị loại III; các thị xã Ninh Hòa, Diên Khánh, Vạn Ninh là đô thị loại IV (thành lập thị xã Diên Khánh trên cơ sở huyện Diên Khánh và thị xã Vạn Ninh trên cơ sở huyện Vạn Ninh); thị trấn Tô Hạp (huyện Khánh Sơn) và thị trấn Khánh Vĩnh (huyện Khánh Vĩnh) là đô thị loại IV; các thị trấn Đại Lãnh (thị xã Vạn Ninh), Ninh Xuân (huyện mới Tân Định), Suối Tân, Cam Đức (huyện Cam Lâm), Trường Sa (huyện Trường Sa), Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong, Khu du lịch Bán đảo Cam Ranh là đô thị loại V.


Bản đồ tỉnh Khánh Hoà

Lộ trình kế hoạch đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 85%, toàn tỉnh Khánh Hòa là đô thị trực thuộc Trung ương, trong đó: TP. Nha Trang được chia tách thành 3 quận nội thành; TP. Cam Ranh là đô thị loại II; các thị xã Ninh Hòa, Diên Khánh, Vạn Ninh là đô thị loại IV; các thị trấn Tô Hạp, Khánh Vĩnh, Cam Đức là đô thị loại IV; các thị trấn còn lại thuộc đô thị loại V. Định hướng đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 70%. Tổng nhu cầu vốn để thực hiện phát triển đô thị giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 76.549 tỷ đồng từ nguồn ngân sách và ngoài ngân sách.

Những Ưu Đãi Từ Thiên Nhiên

Khánh Hòa là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, có vùng biển đảo rộng lớn với hơn 200 hòn đảo lớn, nhỏ. Khánh Hòa có nguồn lao động dồi dào, dân số 1.174.100 người (năm 2011), là một trong 10 tỉnh của cả nước có số lượng trí thức lớn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 40 đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ và hơn 20.500 cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên 200 cán bộ có trình độ trên đại học. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm trên 25%.

Với ba khu vực phát triển kinh tế trọng điểm, phía Nam là vịnh Cam Ranh, có vị trí hết sức quan trọng về quốc phòng – an ninh và phát triển kinh tế. Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh nằm ở trung tâm bán đảo Cam Ranh, là một trong số ít sân bay có đường băng lớn và dài ở Việt Nam hiện nay, sắp tới sẽ được đầu tư xây dựng nâng cấp để trở thành sân bay quốc tế.

Đồng thời có cảng Ba Ngòi sau khi được nâng cấp mở rộng sẽ là một trong những cảng quan trọng trong hệ thống cảng biển của vùng Nam Trung bộ, tạo điều kiện thụân lợi để phát triển giao thương giữa Khánh Hòa với các vùng trong nước và quốc tế.


Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh

Lợi thế vịnh Nha Trang, được công nhận là một trong các vịnh đẹp nhất thế giới cùng nhiều ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử, nhân văn của mình, Nha Trang – Khánh Hòa có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng.

Bên cạnh đó do nằm trên trục giao thông Bắc Nam, thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, là cửa ngõ lên Tây Nguyên và là tỉnh có nhiều vịnh, cảng gần tuyến hàng hải quốc tế nhất ở Việt Nam.

Công trình đường hầm qua Đèo Cả (dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2017), tuyến đường sắt nối từ Tây Nguyên qua Phú Yên xuống Vân Phong, nâng cấp sân bay Đông Tác – Phú Yên và sân bay Cam Ranh để khai thác lợi thế của vịnh Vân Phong và phục vụ cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong.


Cung đường biển Trần Phú dài 12km sở hữu Vịnh Nha Trang 1 trong 29 vịnh đẹp nhất Việt Nam

Tập trung phát triển kinh tế biển đảo

Cùng với đó là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng của Tỉnh trên nền tảng của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; kinh tế xanh, kinh tế tuần.

Cụ thể: phát triển ngành dịch vụ theo hướng đa dạng, có hàm lượng trí thức và công nghệ cao. Trong đó chú trọng phát triển du lịch, dịch vụ logistics, kinh tế số theo hướng đổi mới sáng tạo và số hóa, công nghệ hóa phương thức kinh doanh; Hình thành các trung tâm thương mại tầm cỡ quốc gia, quốc tế, các tuyến phố thương mại, tài chính, du lịch; Đầu tư, xây dựng hệ thống kho vận, hệ thống logistics; Đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; Phát triển cảng hành khách, cảng hàng hóa quy mô lớn tại Vân Phong...;

Tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, gồm: du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch di sản văn hóa gắn với bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa; phát triển các ngành, nghề phụ trợ và liên kết các tuyến du lịch liên vùng:


Khu du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang tại đảo Hòn Tre

Phát triển Nha Trang thành đô thị du lịch, khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh là khu du lịch quốc gia, khu vực Bắc Vân Phong là đô thị du lịch biển đẳng cấp quốc tế; Đưa thương hiệu du lịch Nha Trang - Khánh Hòa trở thành điểm đến hàng đầu trên bản đồ du lịch Đông Nam Á.

Ngoài ra, sẽ phát triển Khu kinh tế Vân Phong theo hướng: Khu vực Bắc Vân Phong trở thành một trong những đô thị du lịch biển đẳng cấp quốc tế, trung tâm kinh tế biển hiện đại, cảng nước sâu gắn với khu phi thuế quan, công nghiệp công nghệ cao,...; Khu vực Nam Vân Phong trở thành trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển, là khu vực tập trung phát triển các khu công nghiệp, công nghiệp năng lượng, đóng tàu, dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải biển và các ngành công nghiệp phụ trợ,... cùng với các dự án khu đô thị, dịch vụ du lịch ven biển.

Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu hoàn thành và đưa vào khai thác dự án Hầm Đèo Cả; Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa gồm các đoạn: Vân Phong - Nha Trang, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo; Tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (CT.24); Đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; Phát triển cảng biển Khánh Hòa theo quy hoạch là cảng biển loại I gồm các khu bến có quy mô lớn như: khu bến Bắc Vân Phong, khu bến Nam Vân Phong, khu bến Nha Trang, khu bến Cam Ranh, bến cảng huyện đảo Trường Sa…


Khu đô thị An Viên kế hoạch xây cầu vượt biển nối liền qua đảo Hòn Tre khu nghỉ dưỡng Vinpearl Nha Trang


Khánh Hòa Những Con Số Biết Nói Từ Ngành Du Lịch

Nhiều năm qua, Khánh Hòa được biết tới không chỉ là địa phương có tiềm năng lớn về du lịch và các ngành kinh tế biển mà Khánh Hòa cũng là địa phương có tốc độ phát triển về công nghiệp khá. Trong đó, công nghiệp và xây dựng có mức tăng trưởng hợp lý, giữ vị trí chủ lực.

Năm 2022, ngành du lịch Khánh Hòa phấn đấu đón hơn 1,2 triệu lượt khách, tăng 100% so với năm 2021, trong đó có 1,16 triệu lượt khách nội địa và 40.000 lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch đạt 4.000 tỷ đồng, tăng 80% so với năm 2021.


Thống kê du lịch Khánh Hoà từ năm 2010 - 2020

Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh đã thu hút 93 dự án có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư (trong đó 45 dự án thuộc Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong). Tỉnh hiện đang tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp để kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các khu vực này, đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực và có các chính sách ưu đãi đầu tư cho từng khu vực.

Với những nỗ lực xây dựng phát triển, Khánh Hòa đã có một số cơ sở hạ tầng nhất định, tuy nhiên để vươn tới đích đến là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, Khánh Hòa cần giám sát chặt làm cho bộ mặt đô thị phát triển theo định hướng quy hoạch. Đồng thời cần chấn chỉnh lại để cuộc sống người dân tốt hơn, du khách thoải mái hơn khi đến với vịnh Nha Trang đẹp nhất thế giới.

Với những tiềm năng vốn có của mình cùng sự quy hoạch bài bản của các cấp lãnh đạo trong tương lai không xa Khánh Hòa sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương thứ 6 của cả nước

Trích dẫn nguồn:


Đăng nhận xét

0 Nhận xét